Kiểm xạ thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp có mục đích và phạm vi như thế nào?
Mục đích và phạm vi của kiểm xạ thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp như thế nào?
Tại Mục I Phụ lục II.3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định mục đích và phạm vi của kiểm xạ thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp như sau:
1. Mục đích
Quy trình này quy định hoạt động kiểm xạ (đo, đánh giá an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng) đối với khu vực đặt thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp (thiết bị phân tích huỳnh quang tia X, thiết bị soi kiểm tra bo mạch, soi kiểm tra an ninh, thiết bị đo chiều dày, thiết bị đo mức).
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dịch vụ kiểm xạ khu vực đặt thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp (thiết bị phân tích huỳnh quang tia X, thiết bị soi kiểm tra bo mạch, soi kiểm tra an ninh, thiết bị đo chiều dày, thiết bị đo mức).
Kiểm xạ thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp có quy trình ra sao?
Theo Tiểu mục 3 Mục I Phụ lục II.3 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) kiểm xạ thiết bị phát bức xạ cố định dùng trong công nghiệp có quy trình như sau:
3.1. Sơ đồ
3.2. Diễn giải
Bước 1: Chuẩn bị
- Vệ sinh, kiểm tra thiết bị đo, đảm bảo thiết bị đo hoạt động bình thường.
- Ghi các thông tin về cơ sở bức xạ, thông tin về thiết bị phát tia X (model, seri, thông số kỹ thuật), và vẽ sơ đồ minh họa khu vực đặt thiết bị phát tia X.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị phát tia X.
Bước 2: Tiến hành đo đạc
- Khảo sát sơ bộ, xác định các vị trí đo (tối thiểu 20 vị trí) và thể hiện các vị trí trên sơ đồ đo bao gồm:
+ Các vị trí xung quanh kính chì, rèm chì.
+ Các vị trí khu vực điều khiển.
+ Các vị trí xung quanh thân máy (trên, dưới, trái phải, trước, sau).
+ Các vị trí nhân viên đứng làm việc với mẫu.
+ Các vị trí công chúng đi lại.
+ Các vị trí cần quan tâm khác.
- Đặt các thông số kỹ thuật tương ứng với chế độ gây ra suất liều lớn nhất có thể mà nhân viên bức xạ sử dụng hằng ngày.
- Tiến hành đo và ghi giá trị liều/suất liều bức xạ.
+ Đặt bột nhiệt phát quang tại các vị trí cần quan tâm.
+ Ghi lại giá trị phông (P, µSv/giờ) (cần lưu ý đến các nguồn phát bức xạ lân cận).
+ Sử dụng máy đo suất liều bức xạ đo giá trị liều/suất liều tương ứng tại các vị trí đã xác định trên sơ đồ đo.
Bước 3: Đánh giá an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng
- Tính toán các đại lượng liều/suất liều tương ứng (dựa trên kết quả đo đạc).
- Đánh giá an toàn bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng.
Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm xạ
Tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm xạ bằng văn bản.
Trân trọng!
Vũ Thiên Ân
- Để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, việc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ của người hy sinh không thuộc quân đội, công an quản lý thực hiện ra sao?
- Đảng viên dự bị có thể bị kỷ luật đảng bằng các hình thức nào? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng?
- Căn cứ cấp giấy chứng nhận hy sinh để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng với người hy sinh trong quá trình chiến đấu bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
- Cá nhân được miễn thuế TNCN khi có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh số thuế phải nộp sau quyết toán của từng năm là bao nhiêu?
- Những chức danh nào phải có giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh?